皇冠登三出租(www.hg8080.vip):Phía sau quyết định của Đức chuyển xe tăng Leopard 2 cho Ukraine

皇冠登三出租www.hg8080.vip)是皇冠(正网)接入菜宝钱包的TRC20-USDT支付系统,为皇冠代理提供专业的网上运营管理系统。皇冠登三出租系统实现注册、充值、提现、客服等全自动化功能。采用的USDT匿名支付、阅后即焚的IM客服系统,让皇冠代理的运营更轻松更安全。

,

Xe tăng Leopard của Đức (Ảnh: Twitter).

Hôm 25/1, Đức đã thông báo sẽ cung cấp các xe tăng Leopard 2 cho Ukraine, đồng thời cho phép các nước đối tác tái xuất khẩu dòng xe tăng này.

Quyết định cung cấp xe tăng hạng nặng cho Ukraine với số lượng lớn thực sự đã tạo nên một bước thay đổi đáng kể trong chiến lược hỗ trợ quân sự của phương Tây dành cho Ukraine.

Lần đầu tiên, các nước phương Tây cung cấp năng lực tấn công đáng kể để hỗ trợ Kiev thực hiện một chiến dịch lớn nhằm giành lại quyền kiểm soát nhiều vùng lãnh thổ đã mất.

Quyết định trên đã rõ ràng đã được đưa ra sau quá trình cân nhắc kéo dài.

Trong vài tháng qua, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã kiên quyết phản đối quyết định gửi xe tăng Leopard 2 do Berlin sản xuất đến Ukraine.

Ngay cả tại cuộc họp mà NATO tổ chức tại căn cứ không quân Ramstein của Mỹ ở Đức vào ngày 20/1 để thảo luận về vấn đề này, mọi thảo luận đều kết thúc trong bế tắc, trước sự thất vọng của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và một số đồng minh phương Tây khác của Kiev.

Nhà lãnh đạo Đức có nhiều lý do để làm như vậy. Theo các chuyên gia, ngoài nỗi lo sợ chung về nguy cơ đẩy xung đột leo thang hơn nữa, Đức không muốn tham gia vào một cuộc xung đột vũ trang. Ngoài ra, Đức cũng muốn xây dựng lại quan hệ với Nga.

Nhưng dường như đây không phải là toàn bộ câu chuyện. Thủ tướng Scholz nhận thức rất rõ về việc Berlin phải phụ thuộc quá nhiều vào Washington trong vấn đề đảm bảo an ninh.

Vì vậy, ông chỉ đưa ra một quyết định quan trọng như vậy khi có sự chấp thuận rõ ràng của Mỹ và quan trọng nhất với bằng chứng rằng, Washington sẽ tham gia vào một thỏa thuận tương tự để cung cấp xe tăng của họ cho Ukraine.

Trước đây, Mỹ kiên quyết không gửi xe tăng Abrams tới Ukraine với lý do "chúng không phù hợp với điều kiện tác chiến ở Ukraine".

Một vấn đề khác của Đức là kho dự trữ xe tăng Leopard 2 tương đối ít, với chỉ khoảng 320 chiếc cho toàn bộ nhu cầu phòng thủ, giảm so với 4.000 xe tăng chiến đấu chủ lực trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. 

Nhưng vấn đề cơ bản là Đức lo ngại rằng, nếu các quốc gia châu Âu khác đã mua xe tăng Leopard lại cung cấp các xe tăng này cho Ukraine, họ có thể lựa chọn thay thế kho xe tăng của mình bằng vũ khí của Mỹ. Điều này sẽ phá hủy một thị trường xuất khẩu vũ khí khổng lồ của Đức khi nước này đã xuất khẩu 2.399 xe tăng chiến đấu từ năm 1992-2010.

Trên thực tế, điều này đang diễn ra khi Ba Lan tuyên bố mua 116 xe tăng M1A1 Abrams của Mỹ cùng với các thiết bị liên quan với giá trị 1,4 tỷ USD. Việc giao hàng bắt đầu từ đầu năm nay.

Cũng có một số yếu tố chính trị nội bộ nước Đức trong vấn đề này.

Để đảm bảo thỏa thuận, Bộ trưởng Quốc phòng trước đó của Đức là Christine Lambrecht đã phải từ chức. Bà Lambrecht là người phản đối kịch liệt việc cho phép sử dụng xe tăng Leopard 2 ở Ukraine. Nhân vật thay thế bà, ông Vladimir Pistorius, lại có quan điểm ủng hộ.

Trong khi đó tại Washington, hoạt động ngoại giao con thoi của Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã giúp thuyết phục Tổng thống Joe Biden cam kết gửi 31 xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams M1 cho Ukraine.

Đây là một phần trong đòn bẩy của Washington nhằm thuyết phục Berlin thay đổi quyết định gửi xe tăng Leopard 2 cho Ukraine.

Ban đầu, Đức tuyên bố sẽ cung cấp 14 xe tăng Leopard 2A6 từ kho quân sự của mình cho Ukraine với mục tiêu cuối cùng là hỗ trợ tổng cộng 112 chiếc. Đức sẽ cung cấp phiên bản hiện đại nhất của Leopard 2, được đánh giá là xe tăng có năng lực hàng đầu thế giới bên cạnh M1 Abrams của Mỹ.

Ba Lan cũng đã cam kết cung cấp thêm 14 chiếc nữa cho Kiev trong khi Na Uy sẽ gửi phụ tùng thay thế và tối đa 8 chiếc Leopard 2.

Các nước châu Âu có tổng cộng khoảng 2.000 chiếc xe tăng Leopard. Ukraine đang kêu gọi tổng cộng 300 xe tăng và cho đến nay đã được cam kết hỗ trợ 105 chiếc và sẽ chuyển đến trong vài tháng tới.

Khi nào phương Tây cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine?

Trong khi đó, vấn đề cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine một lần nữa lại được đưa ra thảo luận.

Kiev đang tiếp tục kêu gọi phương Tây cung cấp máy bay chiến đấu, trong đó chủ lực là chiếc F-16. Đây có vẻ là vấn đề lớn tiếp theo trong chương trình nghị sự liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine của các nước phương Tây.

Máy bay F-16 của quân đội Mỹ (Ảnh minh họa: USAF).

Hà Lan đã tuyên bố sẵn sàng cung cấp F-16 nếu được yêu cầu và các nước châu Âu khác đang xem xét khả năng cung cấp cho Kiev kho dự trữ máy bay thời Liên Xô hiện có của họ để đổi lấy F-16 của Mỹ.

Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự còn nhiều nghi ngại trong vấn đề này và nhấn mạnh rằng bất kỳ nỗ lực nào của Ukraine nhằm giành ưu thế trên không sẽ là "một sai lầm đắt giá".

Washington cũng đã nói rõ rằng, Ukraine cần thay đổi chiến thuật tác chiến.

Các quan chức quốc phòng và an ninh quốc gia cấp cao của Mỹ đã gặp gỡ Tổng thống Zelensky để đề xuất các cách chuyển từ các trận chiến tiêu hao kéo dài, chẳng hạn như trận chiến diễn ra với chi phí rất lớn về người và đạn dược ở Bakhnut sang một cuộc chiến cơ giới hóa nhanh hơn, vốn mang lại hiệu quả cho Kiev trong các cuộc phản công vào mùa thu.

Việc phương Tây cung cấp các xe tăng hiện đại có khả năng chiến đấu cơ động nhanh như vậy sẽ giúp Ukraine thực hiện được chiến lược thay đổi đó.

Vấn đề là không chắc chắn khi nào các lữ đoàn xe tăng mới sẽ sẵn sàng tác chiến. Phải mất vài tháng nữa, những lô hàng xe tăng đầu tiên của các nước châu Âu mới đến được Ukraine trong khi xe tăng Mỹ thì còn lâu hơn nữa.

Vì vậy, Ukraine khó có thể thay đổi chiến lược kịp thời cho một cuộc tấn công mùa Xuân và Washington giờ đây dường như đã chấp nhận viễn cảnh một cuộc xung đột kéo dài.

Trong khi đó, Nga nói rằng quyết định cung cấp xe tăng hạng nặng cho Ukraine của các nước phương Tây là một "kế hoạch thất bại". Đại sứ Nga tại Đức Sergey Nechaev cũng đã cảnh báo lên án quyết định của Berlin là "rất nguy hiểm" và nói rằng chính nó đã "đưa cuộc xung đột sang một bước ngoặt đối đầu mới".

添加回复:

◎欢迎参与讨论,请在这里发表您的看法、交流您的观点。